Xem Nhiều 4/2024 # Cào Nghêu Bằng Động Cơ Ở Bến Tre # Top Yêu Thích

Nhân sự cào nghêu gồm 2 người kéo và đẩy chiếc máy “cày”. Những khi nước ròng, từ 3-4h sáng dân cào nghêu đã phải trầm mình xuống biển lạnh giá.

Người cào nghêu ở huyện Thạnh Phú, Bến Tre bắt đầu công việc lúc giữa trưa nắng gắt, khi nước ròng.

Không chỉ người lớn cào nghêu, trẻ em làng biển cũng phụ giúp cha mẹ. Chúng “khai thác” bất cứ cái gì có thể bán được tiền trên mặt cát sát mực nước biển.

Tuỳ thuộc vào con nước mà thời gian làm việc khác nhau. Những khi nước ròng vào lúc 3-4h, người nông dân phải trầm mình xuống nước biển lạnh giá, mặc gió táp rét buốt.

Một chiếc “máy cày” để cào nghêu gồm động cơ motor chạy xăng được đặt trên phao giúp động cơ nổi trên mặt nước biển và một đường ống hút cát biển để nghêu mắc vào lưới nhỏ.

Vùng biển Thạnh Phú thường có gió mạnh và dòng nước chảy khá xiết nên sức của hai người lớn mới kéo nổi chiếc máy này. Điều nguy hiểm nhất mà nông dân cào nghêu lo lắng chính là các dòng nước xoáy bất ngờ trên biển.

Một bộ “cần câu cơm” của ngư dân nơi đây bao gồm cả động cơ và lưới dao động từ 3-4 triệu đồng.

Nhân sự cào nghêu cơ bản gồm một người kéo máy và một người kéo lưới. Nếu máy có hai động cơ, bao gồm máy hút cát và máy đẩy sẽ không cần người kéo. Người phía sau có nhiệm vụ kéo lưới lên để nước biển thoát ra, chỉ còn cát và nghêu.

Anh Nguyễn Tiến Thành, người cào nghêu ở huyện Thạnh Phú, tâm sự: “Làm nghề này cực dữ lắm! Từ lúc xuống biển cào nghêu tới lúc bán cho thương lái là cực khổ đủ thứ,  vì kiếm cơm nên phải làm”.

Với những tấm lưới lớn, đôi khi phải cần 2 người, tích cực rũ nước biển và cát ra khỏi lưới. Lưới được may với kích thước vừa đủ để gom nghêu.

Những gì đã được kéo vào lưới, sau quá trình rũ sẽ được đổ vào những chiếc bao như thế này.

Đây là những con nghêu con, vừa cào được, không lớn hơn hạt cát là bao. Giá một kg nghêu con được thương lái mua khoảng 7-8 triệu đồng. Lúc được giá có thể lên tới 12-13 triệu đồng.

Nghêu con sau khi kéo lên sẽ được chứa trong những bể nước như thế này và tiếp tục được nuôi lớn trong vòng 1,5-2 năm, lúc này gọi là nghêu trưởng thành. Ngư dân có thể bán trực tiếp cho các chợ đầu mối hoặc nhà hàng.

Chiếc chòi này vừa là nơi nghỉ ngơi, vừa là chỗ trú khi những cơn mưa to bất chợt kéo đến, và cũng vừa là nơi ở của những người cào nghêu nhập cư hay không có chỗ ở như anh Lê Thanh Tâm (quê Cà Mau).

Mọi sinh hoạt thường nhật của người cào nghêu đều diễn ra trong căn chòi đơn sơ này. Những hôm trời bão, biển động, điều anh Tâm lo sợ nhất “tổ ấm” sẽ bị gió thổi bay đi.

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau